Trường Mầm non 1/6

https://mn1thang6.tptdm.edu.vn


8 tiêu chí an toàn khi mua đồ chơi trẻ em

Khi kiểm tra 1 món đồ chơi, phải bảo đảm rằng nó vững chắc, bảo đảm có bị bé nhai cũng không vỡ ra.
8 tiêu chí an toàn khi mua đồ chơi trẻ em

Khi một món đồ chơi có mặt trong phòng của bé, bạn phải thường xuyên cầm nó lên xem xét, vặn nhẹ xem nó có dễ gãy hay bị tháo rời hay không. Đừng vội yên tâm vì bạn đã chọn lựa kỹ lưỡng trước đó, trong quá trình sử dụng, món đồ có thể bị xuống cấp. Vì vậy nên chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho đồ chơi trẻ em

1. Độ tuổi quy định: Luôn tuân thủ theo độ tuổi sử dụng quy định trên món đồ chơi của nhà sản xuất (nếu có). Nhiều loại đồ chơi có các chi tiết nhỏ khiến trẻ dễ nuốt phải dị vật. Không bỏ qua bất kỳ cảnh báo nào in trên bao bì.

2. Kích thước hợp lý: Đồ chơi cho bé nên có kích thước hợp lý. Ít nhất phải có đường kính khoảng 3cm, độ dài 6cm để bé không thể nuốt hay mắc vào thực quản. Ở các nước phương Tây, cha mẹ đi mua đồ chơi cho con thường mang theo một chiếc ống có đường kính bằng thực quản của bé. Nếu món đồ chơi hoặc các chi tiết tháo rời của nó có thể trôi tuột vào chiếc ống cũng có nghĩa là nên để lại trên kệ của cửa hàng. Hoặc cũng dễ dàng cuộn tròn một tờ giấy A4 để dùng cho phép thử nhỏ nhưng quan trọng này.

3. Cẩn thận những món nhỏ: Tuyệt đối cẩn thận vối những viên bi, đồng xu, quả banh nhỏ, các trò chơi có bi lăn với đường kính từ 4,4cm trở xuống. Những loại này có thể gây tắc khí quản của bé nếu bị mắc trong cổ họng.

an toan khi mua do choi

Tránh những món đồ chơi nhỏ, có chi tiết tháo rời vì trẻ rất dễ nuốt phải

4. Cảnh giác với pin: Một lưu ý quan trọng nữa là pin của đồ chơi. Phải bảo đảm là trẻ không thể tự tháo rời nắp pin (tốt nhất là nắp pin được bắt bằng vít). Nuốt pin đồ chơi gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng như: tắc khí quản, thủng thực quản, bỏng hóa chất kiềm,…

5. Các chi tiết góc cạnh, tháo rời: Khi kiểm tra 1 món đồ chơi, phải bảo đảm rằng nó vững chắc, bảo đảm có bị bé nhai cũng không vỡ ra. Ngoài ra, món đồ chơi đó phải không có góc nhọn, cạnh bén, không có bánh xe, nút nhỏ, lỗ đút vừa ngón tay bé hay các sợi dây lòng thòng…

6. Trò chơi cưỡi ngựa, bập bênh: Chỉ khi nào bé đã ngồi vững mới được cho bé chơi các món đồ chơi dùng để cưỡi (và kiểm tra phần khuyến cáo của nhà sản xuất). Chơi bập bênh hoặc cưỡi ngựa cần có đai an toàn để ngăn bé té ngã.

7. Đồ chơi tự làm: Những món đồ của gia đình “tự chế” cũng cần được thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho bé chơi. Ví dụ như đừng bao giờ cho bé cầm một món đồ sơn mài cũ chơi vì lớp sơn chắc chắn sẽ chứa chì có thể gây ngộ độc cho bé.

8. Tốt nhất nên mua sản phẩm có nhãn mác, nhà sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng. Hãy thử đặt mình vào trẻ sơ sinh để cảm nhận những mối nguy hiểm tiềm ẩ. Càng cẩn trọng với những món đồ chơi càng giúp bé bảo đảm an toàn. Vì thế, hãy “bỏ túi” bài viết này để mang theo mỗi lúc mua đồ chơi cho con bạn nhé!

PN.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây