Trường Mầm non 1/6

https://mn1thang6.tptdm.edu.vn


Tại sao không nên khen trẻ thông minh?

Những đứa trẻ được ngợi khen vì nỗ lực hơn là vì năng lực của các em sẽ có cơ hội thành công lớn hơn bởi vì các em được động viên. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi của Giáo sư Tâm lý học Carol Dweck tại Đại học Stanford (Mỹ).
Tại sao không nên khen trẻ thông minh?

Tại sao không nên khen trẻ thông minh?

Chia sẻ  

Dân trí Những đứa trẻ được ngợi khen vì nỗ lực hơn là vì năng lực của các em sẽ có cơ hội thành công lớn hơn bởi vì các em được động viên. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi của Giáo sư Tâm lý học Carol Dweck tại Đại học Stanford (Mỹ).
 

Tiến sĩ Carol Dweck đã tiến hành nghiên cứu với 400 học sinh phổ thông. Trong các thử nghiệm, bà Dweck đề nghị các em hoàn thành một số câu đố tương đối dễ, sau đó phân loại các em một cách ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất được khen ngợi về trí thông minh bẩm sinh, nhóm thứ hai được khen ngợi bởi sự nỗ lực.

Sau đó, mỗi đứa trẻ lại được kiểm tra thêm một lần nữa, nhưng lần này các em được phép lựa chọn giữa một bài khó và một bài dễ hơn. 90% số trẻ được khen ngợi về sự nỗ lực đã chọn bài kiểm tra khó. Trong khi đó, phần lớn nhóm trẻ được khen ngợi về sự thông minh lại chọn bài dễ.

 

Tiến sĩ Carol Dweck sinh năm 1946, hiện là Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Stanford, Mỹ.

Tiến sĩ Carol Dweck sinh năm 1946, hiện là Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Stanford, Mỹ.

 

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Carol Dweck chỉ ra rằng những trẻ được khen ngợi vì “thông minh” thường tin rằng mỗi thử thách chúng gặp là một bài kiểm tra xem chúng có thật đúng là thông minh hay không. Vì thế, chúng sẽ tránh không để người khác biết là mình không biết, nên chúng không muốn nhận những thử thách mới và chọn con đường đi dễ nhất cho mình.

Ngược lại, những đứa trẻ hiểu rằng nỗ lực và làm việc chăm chỉ là con đường dẫn tới sự làm chủ và phát triển thường tỏ ra sẵn sàng đón nhận các thử thách mới và khó khăn hơn.

Nói cách khác, nếu tin rằng trí thông minh của mình có thể được phát triển, chứ không phải một thứ cố định, đứa trẻ sẽ được trang bị tốt hơn để đối phó với các trở ngại.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Carol Dweck có thể là một gợi ý cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con, đó là nên khen ngợi nỗ lực và cách làm, không khen trí thông minh của con.

 

Nên khen ngợi nỗ lực và cách làm, không khen trí thông minh của con. (Ảnh minh họa)

Nên khen ngợi nỗ lực và cách làm, không khen trí thông minh của con. (Ảnh minh họa)

 

Tiến sĩ Carol Dweck sinh năm 1946, hiện là Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Stanford, Mỹ. Bà đã dành 40 năm nghiên cứu về “tư duy phát triển”.

Một thử nghiệm khác của Dweck cũng minh chứng rõ ràng rằng những người tin vào trí thông minh và tài năng bẩm sinh thường kém phiêu lưu trí tuệ hơn và ít thành công hơn ở trường học. Còn những người tin vào trí thông minh phát triển - trí thông minh rất linh hoạt và có thể được cải thiện bằng nỗ lực - thường tham vọng hơn và thành đạt hơn.

Nguyên Chi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây