Những trò chơi tư duy giúp bé phát triển trí thông minh

Chủ nhật - 03/12/2017 21:08
Thông qua các trò chơi tư duy này, bạn có thể giúp bé rèn luyện trí não một cách tốt nhất, giúp bé biết hệ thống, luôn tự tin và biết cách xử lý các tình huống một cách tốt nhất.
Những trò chơi tư duy giúp bé phát triển trí thông minh

Tham gia vào các trò chơi tư duy là một trong những cách hiệu quả giúp trí não bé vận động để bé thông minh hơn. Bạn cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Quan trọng hơn cả là hãy vui chơi cùng bé, để chia sẻ niềm vui, tận hưởng niềm hạnh phúc với bé và giúp bé học hỏi, rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong khi chơi.
Bạn có thể tham khảo một số trò chơi giúp bé thông minh dưới đây:

1. Xếp hình tháp và lâu đài:
Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bé là phương pháp đơn giản nhất và giúp bé tự sáng tạo ra những lâu đài riêng biệt của mình. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay.

2. Ghép hình:
Đối với các bé 2 – 3 tuổi bạn hãy dùng tối đa là 20 miếng ghép để bé ghép thành những hình thù ngộ nghĩnh theo khả năng quan sát của mình. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác, đồng thời kích thích kỹ năng quan sát và vận động cho bé. Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của bé được tự do phát triển.

3. Tìm đồ vật cất giấu:
Bạn hãy giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích như búp bê, xe hơi… nhưng cố tình để cho bé thấy bạn để chỗ nào. Sau đó hãy hỏi khéo bé những đồ bạn muốn và ngỏ ý muốn bé đi tìm giúp. Bé sẽ ngoan ngoãn và thích thú đi tìm cho bạn. Sau khi tìm xong, bạn hãy dành cho bé một lời khen để bé được khích lệ. Có thể tăng độ khó lên bằng cách cho bé tìm 2, 3 món đồ cùng một lúc. Trò chơi này không chỉ giúp bé tăng cường vận động mà còn tạo cho bé sự hứng khởi khi làm một việc gì đó.

4. Phân biệt đồ vật khác nhau:

Những trò chơi tư duy giúp bé phát triển trí thông minh


Chuẩn bị 10 cái kẹo, 10 quả bóng nhựa nhỏ, 1 lọ đựng kẹo, 1 giỏ đựng bóng. Bỏ kẹo và bóng lẫn vào nhau. Sau đó bạn bỏ bóng và kẹo vào lọ và giỏ, rồi nói bé cùng làm theo sao cho bỏ đúng chỗ. Ban đầu có thể bé bỏ nhầm giữa kẹo và bóng, nhưng qua nhiều lần bé sẽ làm tốt hơn. Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi.

Hoặc bạn cũng có thể để những đồ vật trước mặt bé, dạy cho bé biết từng tên đồ vật sau đó yêu cầu bé đưa cho mình đúng đồ vật đó. Nếu bé đưa không đúng đồ vật được yêu cầu hãy làm lại cho đến khi bé nhận biết được thì thôi.

5. Nhận biết màu sắc:
Chọn những khối hình vuông, tròn, tam giác hoặc những quả bóng có màu sắc khác nhau, xếp chúng cạnh nhau. Sau đó nói bé đưa cho bạn những vật có màu sắc theo yêu cầu. Tương tự, bỏ tất cả các con vật, đồ vật vào một cái rổ, che kín rồi yêu cầu bé mở ra và tìm cho bạn những quả bóng màu xanh, quả cam màu vàng, chiếc xe màu đỏ, …

Bạn cũng có thể chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu. Trò chơi này giúp bé nhận biết được các màu sắc cơ bản xung quanh mình và giúp bé tự giải quyết vấn đề tốt hơn.

6. Nhận biết âm thanh:
Dùng máy ghi âm nhỏ thu lại những âm thanh trong cuộc sống hàng ngày như tiếng còi xe, tiếng cười, tiếng khóc, tiếng chuông cửa, điện thoại reo, tiếng nước chảy, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng chó sủa… Sau đó bạn cho bé nghe lại và xem bé nhận ra bao nhiêu âm thanh. Bạn cần giải thích rõ những âm thanh bé chưa biết, sau đó cho bé nghe lại và nhắc lại âm thanh đó.

7. Đuổi bắt thú bông:
Các bé rất thích những con thú bông nhỏ nhắn, nhiều màu sắc biết chuyển động. Bạn hãy treo thật nhiều thú bông dễ thương trước mặt bé, gợi ý để bé dùng tay túm lấy chúng. Bé sẽ thích thú với trò chơi thử thách này. Đồng thời, bé sẽ tập trung quan sát các con thú bông, quan sát bạn lấy chúng như thế nào. Trò chơi này còn giúp bé luyện tập phản xạ của tay mắt rất tốt.

Phan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Nui mộc rau củ
-  Sữa Ellac Grow 1+

Bữa trưa:

- Cơm 
- Mặn: Thịt ba chỉ ram nước dừa
- Canh: Cải thảo cà rốt

Bữa xế:

- Đu đủ

Bữa chiều:

- Miến cua đồng

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay87
  • Tháng hiện tại25,266
  • Tổng lượt truy cập1,311,211
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây