Dạy trẻ các kỹ năng, cách ứng xử ngày Tết

Thứ bảy - 21/01/2023 10:56

Tết

Tết
Những ngày Tết không chỉ là dịp để cho bé cùng gia đình bạn bè vui chơi, nghỉ ngơi. Mà còn là dịp tốt để cho cha mẹ dạy con các kỹ năng, cách ứng xử đúng mực. Do đó, đây là thời điểm bé học được nhiều điều mới vì thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ với mọi người dịp Tết. Chắc hẳn không ai muốn ấn tượng của mọi người về con mình là đứa trẻ không lễ phép, không ngoan, thiếu lịch sự,...Để tránh tình trạng trên thì cha mẹ nên lưu ý dạy trẻ các kỹ năng, cách ứng xử trong ngày Tết thật khéo léo và tế nhị.
         1. Dạy con về ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán
Trong suy nghĩ ngây ngô của trẻ, Tết đến là những ngày nghỉ dài để được thỏa thích vui chơi, nhận lì xì từ ông bà, cha mẹ, cô chú, … Chính vì vậy, ba mẹ cần dạy cho bé hiểu được ý nghĩa quan trọng của ngày Tết như thế nào. Hãy nói cho con biết Tết là một lễ truyền thống lớn của dân tộc Việt Nam. Tết mang nét đặc trưng văn hóa phương Đông và tín ngưỡng tôn giáo người Việt từ thời cha ông xưa.
Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

Ngày Tết Nguyên Đán chính là dịp để gia đình đoàn tụ, quân quần bên nhau chung vui niềm vui chào đón năm mới. Đặc biệt, cũng trong dịp Tết, trẻ sẽ được cùng ba mẹ đi đến thăm hỏi và chúc Tết ông – bà, họ hàng ở xa, … để mọi người gắn kết tình cảm với nhau bền chặt hơn. Đó chính là những ý nghĩa thiêng liêng và quý báu của Tết cổ truyền Việt Nam. Khi trẻ hiểu rõ về ngày Tết Nguyên Đán. Thì trẻ sẽ thêm yêu quý và trân trọng hơn những giá trị văn hoá dân tộc mình.
         2. Dạy cho con tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Tết đến cũng là dịp để cha mẹ dạy cho bé cách bày tỏ lòng tri ân (biết ơn) đến những người vô cùng đặc biệt đối với bé.
Khi đưa bé đi chúc Tết ông bà, cha/mẹ hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu cùng sự vất vả của ông – bà đã nuôi dạy cha mẹ nên người. Bạn hãy là tấm gương cho bé về những hành động ứng xử với người lớn tuổi trong những ngày Tết.
Top 10 Bức tranh vẽ ý nghĩa nhất ngày Tết - Toplist.vn

Từ đó nhằm giúp trẻ cảm nhận được tự nhiên về tình cảm và sự tri ân những người mình đã mang ơn. Từ đó, trẻ sẽ thêm yêu thương, trân trọng những giá trị mình đang được hưởng. Nhằm để thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến tổ tiên, ông – bà, cha mẹ, …
         3. Dạy bé kỹ năng chúc tết
Chúc Tết là một trong những phong tục tập quán quý giá. Là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta từ xưa đến nay mỗi khi Tết đến – Xuân về. Trong những ngày Tết, mọi người thường trao nhau những câu chúc mừng Xuân mới. Hay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và nhiều may mắn, …. Những lời chúc đều mang sự bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn của mọi người trong gia đình. Là lời cảm ơn đối với bạn bè. Những lời chúc với niềm mong ước và cầu mong một năm mới an vui và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.

Khi chúc Tết không chỉ có người lớn mới cần phải chúc nhau, mà trẻ em cũng nên học cách chào hỏi đầu năm mới để tạo thêm thật nhiều may mắn. Khi trẻ nhỏ đã bắt đầu có thể nói lưu loát và rõ ràng thì cha mẹ nên bắt đầu dạy bé chúc Tết nhé! 
Cách chúc Tết tùy thuộc vào độ tuổi mà có lời chúc thích hợp, ví dụ với ông bà thì chúc “khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi”, với người lớn (trung niên) thì chúc sức khỏe dồi dào, làm ăn phát tài”, với anh/chị thì chúc “hạnh phúc, may mắn”… Khi chúc bé nên nhìn thẳng vào Mắt người đối diện, vòng tay với thái độ vui vẻ và lễ phép.
Nếu ba mẹ có thể hướng dẫn hoặc làm giúp bé một bài thơ hay bài vè chúc Tết thì càng thú vị. Tuy nhiên, ba mẹ nhớ cho bé tập luyện kỹ để bé có thể tự tin khi “thể hiện”. Hãy dạy bé khi nhận được lời chúc thì đáp lời “cảm ơn ông/bà/cô/chú… ạ” với thái độ vui mừng.
         2. Dạy bé luôn mỉm cười và nói lời cảm ơn khi được nhận lì xì Tết
Trẻ em rất thích lì xì. Người lớn chúng ta cũng thích nữa mà. Tuy nhiên bạn cần dạy cho trẻ biết ý nghĩa của bao lì xì Tết. Và dạy cho con một số kỹ năng sống trong ứng xử Tết khi nhận lì xì của mọi người. Dạy con phép lịch sự như: mỉm cười và biết nói lời cảm ơn khi bất cứ ai lì xì.

Cha mẹ nên dạy con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Dạy trẻ không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách. Hành động xấu chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu. Cha mẹ có thể dặn con, những đồng tiền này dùng để xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ. Vì thế, con tuyệt đối không được xé bọc lì xì ra. Con có thể gửi mẹ cầm giúp hoặc cha mẹ chuẩn bị cho con một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì.
Khi trở về nhà, con cần cho tất cả những phong bao đó vào trong một chiếc túi và đặt dưới gối ngủ của con. Khi Tết đã thực sự kết thúc, thường là lúc hạ cây nêu hoặc gia đình làm lễ hóa vàng, các cha mẹ cần giúp con mở chiếc túi đựng lì xì ra và thu gom số tiền lì xì được nhận. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, thường là lớp 3 trở lên, cha mẹ cần dạy con cách sử dụng hợp lý số tiền lì xì đó.
Cách thức đơn giản là yêu cầu con lên kế hoạch sử dụng số tiền đó, tham khảo trước giá cả, lập bảng chi phí cụ thể. Sau khi bố mẹ đã kiểm tra về tính hữu ích, mức giá tiền hợp lý, cách mua đồ, cách sử dụng…. mà thấy phù hợp thì có thể cho con chi tiêu số tiền đó. Cha mẹ có thể đưa con đi đến cửa hàng, cho con tự chọn đồ và tự trả tiền. Việc này sẽ giúp con hiểu thêm về giá trị đồng tiền và cách sử dụng…
         3. Dạy bé ứng xử lúc ăn uống
Hầu hết ngày Tết, chủ nhà thường giữ khách lại để cùng ăn cơm với gia đình. Người lớn có thể nhâm nhi chén rượu hoặc uống cốc bia vui xuân, nhưng trẻ em vốn phản xạ theo tự nhiên, khi đã ăn no rồi, trẻ sẽ nhất quyết từ chối. Có trẻ sẽ quậy phá trong bữa cơm, có trẻ sẽ ngồi im nhìn mọi người bằng khuôn mặt khá phụng phịu.


Cách giải quyết tốt nhất cho tình huống này chính là bố mẹ chủ động mang theo trò chơi cho bé chơi hoặc cho con ra xem ti vi, ngồi đợi bố mẹ. Đối với trẻ ăn ngậm, ăn chậm hoặc lười ăn, bạn có thể cho con ăn ít, về nhà ăn tiếp. Không nên ép con ăn, nhất là khi mình là khách đến chơi.
         Trên đây là những kỹ năng và cách ứng xử Tết mà cha mẹ nói riêng và người lớn nói chung nên dạy cho trẻ. Nhằm giúp trẻ ứng xử tốt, quan trọng hơn là bé ngoan ngoãn hơn trong cái Tết Cổ truyền thật ấm áp và đong đầy yêu thương./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Ellac Grow 1+
-  Bún bò thập cẩm

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn : Thịt viên kho nấm
- Canh: Canh rau ngót tôm thịt

 

Bữa xế:

- Nước tắc

Bữa chiều:


- Hoành thánh

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay80
  • Tháng hiện tại19,639
  • Tổng lượt truy cập1,333,282
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây