Ông bà xưa chúng ta thường có câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh" quả thật không sai đặc biệt với trẻ nhỏ. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ cần phải đặc biệt lưu ý đến các em nhất là trong khoảng thời tiết giao mùa như hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn khiến cho sức đề kháng của các con còn rất yếu và dễ bị bệnh. Các bậc cha mẹ nên nắm rõ một số "kinh nghiệm" nho nhỏ phòng bệnh và chăm sóc các con trong thời tiết giao mùa để bảo vệ các con và gia đình.
1. Bổ sung vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm:
Cảm cúm là một bệnh mà các trẻ thường dễ mắc phải khi thời tiết khi giao mùa. Đây là một bệnh do virus gây ra và rất dễ lây qua đường hô hấp, trẻ em là những đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất vì các em chưa ý thức được cách phòng tránh bệnh. Vì vậy trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi thời tiết giao mùa, các bậc cha mẹ nên quan tâm và tăng cường vitamin C cho trẻ để tăng sức đề kháng toàn diện cho cơ thể. Các nhà khoa học đã chứng minh một lượng lớn vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C nên tăng cường cung cấp khi bị cảm đó là: cam, ổi, dây tây, dứa, cải xoăn, bông cải xanh...
2. Uống nước thường xuyên:
Cơ thể của chúng ta, nước chiếm 60 - 70%, vì vậy hằng ngày chúng ta cần cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cho sức khỏe và sức đề kháng tốt cho cơ thể. Đặc biết đối với trẻ em nước lại càng quan trọng hơn, nếu trẻ em bị thiếu nước có thể dẫn đến suy giảm tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em, một chứng bệnh rất hay gặp.
3. Bổ sung thêm kẽm khi giao mùa:
Thiếu hụt chất kẽm trong cơ thể các bé chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên suy giảm hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho các loại vi-rút phát triển và tấn công vào cơ thể trẻ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn... Vì vậy trong những khi thời tiết giao mùa các bậc cha mẹ nên chú ý tăng cường kẽm cho bé để tăng khả năng đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt kẽm được mệnh danh là "khắc tinh của virus".
Trong những khẩu phần ăn hàng ngày các mẹ nên tăng cường một số các loại thực phẩm có chứa kẽm như: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá và lòng đỏ trứng cho trẻ.
4. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A:
Vitamin A là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cũng như các loại vitamin khác nếu không cung cấp đầy đủ cho cơ thể thì hệ thống miễn dịch suy yếu, khả năng chống lại virus của các tế bào cũng giảm đi, làm cho cơ thể trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là các bệnh: Sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp, viêm tai dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ. Và đặc biệt gần đây người ta còn phát hiện vitamin A còn có khả năng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn khác như: uốn ván, lao và phòng ngừa ung thư. Vì vậy việc cung cấp vitamin A là điều thiết yếu cho trẻ. Một số thực phẩm giàu vitamin A như các loại rau xanh, phổ biến nhất là các quả củ có màu như cà rốt, cà chua, quả chín (đu đủ, xoài)...
5. Ngủ đúng giờ, đủ giấc:
Không như người lớn, trẻ em cần được ngủ nhiều hơn rất nhiều để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ ở độ tuổi tới trường thì nên điều chỉnh cho trẻ một đồng hồ sinh học cho khớp với môi trường bên ngoài giúp bạn khoẻ khoắn hơn. Buổi sáng nên ra ngoài 5 phút để thực sự tỉnh táo và để cơ thể được tắm nắng ban mai khoảng nửa tiếng. Hai, ba tiếng trước khi đi ngủ, nên tránh ánh sáng mạnh như bóng đèn hoặc cho trẻ sử dụng điện thoại bởi chúng có thể trì hoãn cơn buồn ngủ và ảnh hưởng đến mắt của trẻ. Các mẹ nên gọi con dậy trước giờ đi học ít nhất một tiếng đồng hồ và những ngày con được nghỉ, không nên cho con ngủ trưa quá nhiều vì khi dậy, trẻ dễ có dấu hiệu mệt mỏi.
6. Tạo thói quen vệ sinh các nhân khoa học:
Điện thoại, điều khiển ti vi, hắt xì hơi lấy tay che miệng là những thứ có chứa nhiều vi khuẩn gấp rất nhiều lần nhà vệ sinh. Vậy nên các bậc phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Những loại vi khuẩn từ tay chính là tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất.
Chúc các con và gia đình có thật nhiều sức khỏe!
Tác giả: Trường Mầm non 1/6
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024