Cách để khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ

Thứ ba - 07/02/2023 09:11
Những năm đầu đời là thời điểm vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ. Do đó, ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ nên tìm cách kích thích trí tưởng tượng của con để con lớn lên thông minh và nhanh nhạy hơn. Dưới đây là cách để khơi dậy trí tưởng tượng cho con mà bố mẹ có thể tham khảo.
Cách để khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ

1. Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng

Theo các chuyên gia tâm lý nhi khoa, 2 tuổi là thời điểm trí tưởng tượng của trẻ phát triển một cách tự nhiên. Ở giai đoạn này, bố mẹ nên chủ động làm nhiều cách để giúp trí tưởng tượng của trẻ được nuôi dưỡng và phát triển tốt hơn.

Nuôi dưỡng trí tưởng tượng có vai trò rất quan trọng, cụ thể:

  • Nuôi dưỡng trí tưởng tượng giúp trẻ cải thiện vốn từ vựng: Khi trẻ được chơi các trò chơi có tính tưởng tượng hoặc được nghe nhiều truyện cổ tích hay những câu chuyện do mọi người xung quanh nói thì trẻ có thể phát triển vốn từ vựng của mình và ăn nói lưu loát hơn.
  • Nuôi dưỡng trí tưởng tượng giúp tăng khả năng kiểm soát: Trí tưởng tượng phát triển tốt sẽ mang đến cho trẻ cảm giác mạnh mẽ, tạo ra khả năng kiểm soát trong những tình huống hằng ngày.
  • Nuôi dưỡng trí tưởng tượng giúp trẻ học được các quy tắc xã hội: Khi trẻ tham gia vui chơi cùng với các bạn đồng trang lứa, trẻ sẽ học được các quy tắc trong xã hội, bao gồm: Sự chia sẻ, tương tác xã hội, giải quyết xung đột,...
  • Nuôi dưỡng trí tưởng tượng giúp trẻ giúp trẻ dễ dàng giải quyết các vấn đề: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ giàu trí tưởng tượng thường có xu hướng giải quyết vấn đề một cách tốt hơn. Nhờ vậy mà khi lớn lên, trẻ sẽ dễ dàng đương đầu với những thử thách và khó khăn.
Nuôi dưỡng trí tưởng tượng có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ

 

2. Cách để khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ 2 tuổi

Để khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ 2 tuổi, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Đọc sách cho con

Để nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên đọc cho con nghe những tập truyện tranh về những vùng đất và con người xa lạ. Phương pháp này có thể giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng và hình ảnh. Bên cạnh đó, bố mẹ nên lưu ý chọn những cuốn sách có nhiều tranh lớn với nhiều màu sắc để con có thể khám phá được nhiều điều thú vị trong cuộc sống hơn nhé!

Kể cho con nghe nhiều câu chuyện

Bố mẹ có thể kể con nghe những câu chuyện do mình sáng tạo ra để phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Những câu chuyện mà trẻ được nghe sẽ giúp cho khả năng tư duy sáng tạo của trẻ tốt hơn.

Ngoài ra, việc cho con trở thành nhân vật chính của câu chuyện cũng là cách hiệu quả để trẻ nâng cao ý thức về bản thân. Với cách này, một thời gian sau, trẻ sẽ bắt đầu chia sẻ những câu chuyện và cuộc phiêu lưu do chúng tự tưởng tượng cho bố mẹ nghe.

Đọc sách và kể chuyện cho con là cách để nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ

Tỏ ra hứng thú với tác phẩm nghệ thuật của con

Khi con vẽ được một bức tranh, bố mẹ đừng nên cố gắng đoán ý nghĩa mà hãy yêu cầu trẻ giải thích bức tranh đó. Thay vì khen “Con vẽ một căn nhà thật đẹp” thì bố mẹ hãy thử khen “Con tô màu thật đẹp và thú vị! Con đã vẽ những gì trong bức tranh vậy?”.

Cùng con nghe nhạc

Trẻ 2 tuổi có thể chưa đủ khả năng để học các loại nhạc cụ, nhưng bố mẹ vẫn có thể tạo ra cho con một thế giới đầy thú vị bằng việc nghe nhạc. Hãy cùng con lắng nghe những giai điệu tuyệt vời và khuyến khích con hát, nhảy theo nhạc nhé!

Khuyến khích con chơi đóng vai

Khi dàn dựng các sự việc từ cuộc sống kết hợp với trí tưởng tượng, trẻ sẽ tiếp thu được nhiều điều hơn và sẽ phát triển tốt các kỹ năng xã hội. Trẻ cũng sẽ học được cách bày tỏ cảm xúc khi diễn lại các tình huống liên quan đến các cảm giác khác nhau.

Bố mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con

Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con

Bố mẹ nên giới hạn thời gian xem TV, điện thoại và máy tính bảng của con, tối đa là 1 tiếng một ngày. Thay vào đó, bố mẹ hãy cho trẻ xem những bài học đầu tiên về bảng chữ cái trong một thời gian đủ để trẻ tiếp thu nhé!

3. Một số lưu ý khác khi nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ:

Khi nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Đặt ra các quy tắc cho con

Trẻ giàu trí tưởng tượng đến đâu vẫn nên tuân thủ những quy tắc nhất định, tránh việc bố mẹ tự do hành động và làm những việc không nằm trong cư xử đạo đức hằng ngày.

Không để con bày bừa quá mức

Việc con vui chơi để phát triển trí tưởng tượng thể làm cho căn nhà trở nên bừa bộn. Vì thế, bố mẹ nên chuẩn bị cho con một phòng hoặc một góc của căn phòng để con có thể tự do sáng tạo mà không phải lo lắng về việc con làm lộn xộn, gây bừa bãi nhé!

Một số lưu ý khác khi nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ 2 tuổi

 

Bên cạnh đó, để giúp trẻ phát triển với đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất thì ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm có chứa các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, cromselenvitamin nhóm B,... Các vitamin thiết yếu này không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay425
  • Tháng hiện tại24,890
  • Tổng lượt truy cập1,338,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây