Ba mẹ nên để cho trẻ bày bừa tự do, hay nên dọn dẹp gọn gàng

Thứ ba - 07/02/2023 09:04
Dọn dẹp gọn gàng hay bày bừa tự do đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc bày bừa có thể là những kỷ niệm thật đẹp và thú vị thuở ấu thơ của trẻ, gắn liền với trẻ trong quá trình lớn lên. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu nên để cho trẻ bày bừa tự do, hay nên dọn dẹp gọn gàng nhé!
Ba mẹ nên để cho trẻ bày bừa tự do, hay nên dọn dẹp gọn gàng

1. Có nên để trẻ bừa bộn?

Một số quan điểm cho rằng, việc trẻ em để đồ đạc bừa bãi khắp nhà sẽ ảnh hưởng đến đến ý thức trật tự, gọn gàng từ bé của trẻ. Một số quan điểm khác lại đưa ra ý kiến việc trẻ làm bừa bộn ở nhà là điều hiển nhiên trong quá trình chúng khám phá, rèn luyện tư duy và phát triển.

Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn khám phá thế giới, nhận biết nhiều loại đồ vật và biết thêm nhiều hành động khác. Theo cô Nguyễn Thị Linh - điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, giai đoạn này não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng và tỷ lệ hoàn thiện từ 80 - 90%. Vì thế, nếu mẹ thường xuyên dọn dẹp gọn gàng ngôi nhà sẽ làm trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với các đồ vật hơn, điều này khiến trẻ khó phát triển toàn diện trong một môi trường quá đỗi quen thuộc.

Có nên để trẻ bừa bộn?

Ngoài ra, theo các chuyên gia điều trị kén ăn ở trẻ thì việc bừa bộn cũng đem lại nhiều lợi ích trong bữa ăn của trẻ.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh không muốn cho con tự ăn trong giai đoạn đầu ăn dặm vì sợ con làm bẩn quần áo và bừa bộn nhà cửa. Nhưng nếu trẻ không được khám phá một cách tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến cách ăn uống bình thường của trẻ, khiến trẻ trở nên kén ăn hơn và ảnh hưởng tới sự phát triển của các kỹ năng vận động miệng.

Cũng theo cô Linh, việc bày bừa đồ vật trong bữa ăn cũng là một hình thức rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ học được nhiều điều thú vị như khả năng cầm nắm và sử dụng đồ vật.

Việc bày bừa đồ vật trong bữa ăn giúp rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ

Ngoài việc não của trẻ được cung cấp thêm nhiều thông tin mới, trẻ cũng được khám phá thế giới thông qua xúc giác bằng cách sử dụng những bộ phận nhạy cảm như đầu ngón tay, môi và lưỡi để nghịch đồ ăn.

Trẻ em sẽ càng choáng ngợp khi được khám phá nhiệt độ và các kết cấu khác nhau của đồ vật, thực phẩm nóng, lạnh, mịn hay cứng,... Niềm khao khát tự lập, mong muốn khám phá của trẻ trong giai đoạn này là điều hoàn toàn bình thường.

Trẻ bắt đầu có mong muốn được tự lập và khám phá

2. Tác dụng của việc bừa bộn trong bữa ăn

Rèn luyện khả năng học hỏi thông qua xúc giác

Các đầu ngón tay, môi và lưỡi sẽ là nơi giúp trẻ tiếp nhận thông tin truyền lên não, từ đó giúp trẻ hình thành nhiều khái niệm về đồ vặt, giúp trẻ hiểu hơn về môi trường xung quanh.

Rèn luyện khả năng tự lập của trẻ

Hầu hết trẻ nhỏ đều muốn tự mình khám phá nhiều điều mới mẻ từ môi trường bên ngoài. Sự chủ động trong việc lựa chọn thức ăn sẽ góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển suy nghĩ về thức ăn của trẻ, từ đó bé có thể tự điều chỉnh dấu hiệu dinh dưỡng bên trong cơ thể của mình.

Rèn luyện khả năng học hỏi thông qua xúc giác

Làm giảm khả năng nhạy cảm quá mức của xúc giác

Một đứa trẻ thiếu đi sự trải nghiệm sẽ khiến trẻ trở nên quá nhạy cảm với những thông tin xúc giác. Bố mẹ nên cho phép trẻ được bày bừa và cảm nhận thức ăn bằng xúc giác để trẻ có khả năng chịu đựng được nhiều kết cấu khác nhau như nhão, giòn, lạnh, vón cục,...

Thúc đẩy sự phối hợp giữa tay, mắt và các kỹ năng vận động

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt sẽ giúp trẻ thực hiện tốt những hoạt động cần thiết hằng ngày như cầm nắm, viết, mặc quần áo, sử dụng và cắt đồ dùng sau này.

Thúc đẩy sự phối hợp giữa tay, mắt và các kỹ năng vận động

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bừa bộn quá mức sẽ khiến trẻ ngày càng mất đi tính trật tự và tâm lý cũng bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Vậy, làm thế nào để có môi trường phù hợp với trẻ?

Bố mẹ nên tạo môi trường khám phá phù hợp với đặc điểm hoạt động theo từng độ tuổi của trẻ, điều này giúp trẻ không mất đi sự ham muốn khám phá môi trường.

Rèn luyện khả năng tự lập của trẻ

Tóm lại, sự bày bừa có trật tự các đồ vật ở nhà chính là cách giúp trẻ tăng trưởng và phát triển hiệu quả nhất. Nó giúp trẻ hình thành nhiều thói quen tốt và tăng cường nhiều kỹ năng có ích cho sự phát triển trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay1,294
  • Tháng hiện tại24,362
  • Tổng lượt truy cập1,338,005
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây